Ngày đăng: 10:07 AM 31/07/2019 - Lượt xem: 1560

ĐÁNH GIÁ XẾP HẠNG CÁC CÔNG TY BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ TẠI VIỆT NAM

Năm 2019 thị trường đón nhận công ty bảo hiểm thứ 31 là công ty CP Bảo hiểm Opes.

Với 31 công ty đến từ những quốc gia hàng đầu về phát triển bảo hiểm phi nhân thọ, bài viết sẽ giúp bạn có thêm cơ sở để so sánh và lựa chọn nhà bảo hiểm khi tham gia.

Xếp hạng các công ty bảo hiểm phi nhân thọ 2019

Trong 31 công ty tại Việt Nam, có một số công ty bảo hiểm nước ngoài nhưng hoạt động còn hạn chế. Ngoài yếu tố pháp lý yêu cầu điều kiện gia nhập thị trường phải bắt đầu từ 300 tỷ thì việc kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ gặp nhiều khó khăn. Đa số các công ty gặp khó khăn ở thị trường bán buôn trong thời gian qua, các nghiệp vụ bán lẻ như bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm sức khỏe có tỷ lệ tổn thất cao, do vậy hầu hết các công ty lỗ nghiệp vụ hoặc lãi ít. Đa số có lãi nhờ hoạt động đầu tư tài chính. Tốc độ tăng trưởng duy trì ở mức thấp so với nhóm các công ty bảo hiểm nhân thọ.

Chúng tôi cố gắng đưa ra các tiêu chí xếp hạng phù hợp nhất trên thế giới áp dụng tại Việt Nam, nhằm mục tiêu giúp khách hàng có cái nhìn khách quan khi so sánh và lựa chọn.

Xếp hạng theo thời gian thành lập tại Việt Nam

Thị trường bảo hiểm là một trong những thị trường đầu tiên được quan tâm và mở cửa hội nhập sớm với sự ra đời của Luật kinh doanh bảo hiểm và các văn bản pháp lý làm cơ sở cho các tập đoàn tài chính, bảo hiểm phi nhân thọ sớm nhảy vào Việt Nam. Xếp hạng theo tiêu chí sự hiện diện ở Việt Nam để giúp bạn đánh giá sự am hiểu thị trường và số năm phục vụ tại Việt Nam.

  TÊN CÔNG TY BẢO HIỂM TÊN VIẾT TẮT NĂM TL
1 Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt Bảo hiểm Bảo Việt 1965
2 Tổng công ty cổ phần Bảo Minh Bảo Minh 1994
3 Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Petrolimex PJICO 1995
4 Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Bảo Long Bảo Long 1995
5 Công ty Bảo hiểm QBE Việt Nam QBE 1995
6 Tổng công ty Bảo hiểm PVI Bảo hiểm PVI 1996
7 Công ty TNHH Bảo hiểm Bảo Việt - Tokio Marine BVTM 1996
8 Công ty bảo hiểm Liên hiệp UIC 1997
9 Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện PTI 1998
10 Công ty TNHH Bảo hiểm tổng hợp Groupama Việt Nam Groupama 2001
11 Công ty TNHH Bảo hiểm Samsung Vina Samsung Vina 2002
12 Công ty cổ phần Bảo hiểm Viễn Đông VASS 2003
13 Công ty TNHH Bảo hiểm Liberty Liberty 2003
14 Công ty cổ phần Bảo hiểm AAA AAA 2005
15 Công ty TNHH Bảo hiểm AIG Việt Nam AIG 2005
16 Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIC 2006
17 Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Toàn Cầu GIC 2006
18 Công ty cổ phần Bảo hiểm Phú Hưng PAC 2006
19 Công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp ABIC 2007
20 Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Quân đội MIC 2007
21 Công ty TNHH Bảo hiểm phi nhân thọ Cathay Việt Nam Cathay 2007
22 Tổng công ty Cổ phần bảo hiểm Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương VBI 2008
23 Công ty cổ phần Bảo hiểm Hàng Không VNI 2008
24 Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Sài Gòn - Hà Nội BSH 2008
25 Công ty cổ phần Bảo hiểm Hùng Vương BHV 2008
26 Công ty TNHH Bảo hiểm phi nhân thọ MSIG Việt Nam MSIG 2008
27 Công ty TNHH Bảo hiểm Fubon (Việt Nam) Fubon 2008
28 Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Xuân Thành Xuân Thành 2009
29 Chi nhánh Công ty bảo hiểm bảo lãnh Seoul tại Hà Nội  SGI Hà Nội 2014
30 Công ty TNHH Bảo hiểm Chubb Chubb 2016

 

Xếp hạng theo Vốn điều lệ

Theo luật kinh doanh bảo hiểm mới nhất, số vốn điều lệ tối thiểu áp dụng cho các công ty bảo hiểm phi nhân thọ là 300 tỷ đồng. Nếu kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm hàng không thì số vốn phải đáp ứng là 400 tỷ.

Do vậy các công ty bảo hiểm gia nhập sân chơi phải đáp ứng tiêu chí này mới được cấp phép. Tuy nhiên khách hàng cũng nhìn nhận thấy ý nghĩa của con số vốn điều lệ của các công ty bảo hiểm tăng dần sau các năm thể hiện việc đầu tư mạnh mẽ vào thị trường Việt Nam, là một phần cam kết đảm bảo an toàn tài chính cho khách hàng khi tham gia những hợp đồng bảo hiểm trọn đời

  TÊN CÔNG TY BẢO HIỂM TÊN VIẾT TẮT VỐN ĐL (tỷ đồng)
1 Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt Bảo hiểm Bảo Việt 2600
2 Tổng công ty cổ phần Bảo Minh Bảo Minh 914
3 Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Petrolimex PJICO 887
4 Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Bảo Long Bảo Long 600
5 Công ty Bảo hiểm QBE Việt Nam QBE 300
6 Tổng công ty Bảo hiểm PVI Bảo hiểm PVI 2600
7 Công ty TNHH Bảo hiểm Bảo Việt - Tokio Marine BVTM 300
8 Công ty bảo hiểm Liên hiệp UIC 300
9 Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện PTI 803
10 Công ty TNHH Bảo hiểm tổng hợp Groupama Việt Nam Groupama 389
11 Công ty TNHH Bảo hiểm Samsung Vina Samsung Vina 500
12 Công ty cổ phần Bảo hiểm Viễn Đông VASS 300
13 Công ty TNHH Bảo hiểm Liberty Liberty 1204
14 Công ty cổ phần Bảo hiểm AAA AAA 813
15 Công ty TNHH Bảo hiểm AIG Việt Nam AIG 480
16 Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIC 1172
17 Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Toàn Cầu GIC 400
18 Công ty cổ phần Bảo hiểm Phú Hưng PAC 300
19 Công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp ABIC 380
20 Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Quân đội MIC 916
21 Công ty TNHH Bảo hiểm phi nhân thọ Cathay Việt Nam Cathay 306
22 Tổng công ty Cổ phần bảo hiểm Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương VBI 500
23 Công ty cổ phần Bảo hiểm Hàng Không VNI 800
24 Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Sài Gòn - Hà Nội BSH 1000
25 Công ty cổ phần Bảo hiểm Hùng Vương BHV 300
26 Công ty TNHH Bảo hiểm phi nhân thọ MSIG Việt Nam MSIG 300
27 Công ty TNHH Bảo hiểm Fubon (Việt Nam) Fubon 500
28 Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Xuân Thành Xuân Thành 300
29 Chi nhánh Công ty bảo hiểm bảo lãnh Seoul tại Hà Nội  SGI Hà Nội 600
30 Công ty TNHH Bảo hiểm Chubb* Chubb  


 

Xếp hạng theo thị phần doanh thu khai thác

Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ năm 2019 được dự báo sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng 10 - 12%, khó có thể kỳ vọng tăng trưởng đột phá với nỗi lo về tỷ lệ tổn thất, cạnh tranh không lành mạnh… Chính vì thế, các công ty bảo hiểm vẫn giữ kế hoạch kinh doanh thận trọng.

 

Năm 2018, số liệu thị phần chính thức chưa được công bố, nhưng theo thống kê sơ bộ của các doanh nghiệp, Top 5 doanh nghiệp có thị phần đứng đầu thị trường bảo hiểm phi nhân thọ hiện nay là Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt (Bảo Việt) với hơn 21%, Công ty cổ phần PVI là 14,4%, Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI) là 9%, Tổng công ty cổ phần Bảo Minh là 7,8% và PJICO là hơn 6% thị phần. Tổng thị phần của Top 5 năm 2018 ước đạt gần 60%, tăng nhẹ so với năm 2017.

Trong giai đoạn 2012 - 2017, thị phần của Top 5 ngành bảo hiểm phi nhân thọ giảm dần từ mức hơn 70% về khoảng 60% - báo cáo tại Đại hội đồng cổ đông mới đây của Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (PJICO) cho biết.

Trong khi đó, theo thống kê qua từng năm của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2015 - 2017, thị phần của Top 5 giảm dần đều, từ 63,3% tổng doanh thu xuống 59,4% và 57,9%, điều này chứng tỏ sự trổi dậy của các công ty mới nổi hoặc mới bắt đầu gia nhập thị trường.

                                                                                     Tổng hợp

 

Facebook